Bài 27: Mệnh đề danh ngữ
Nominal Clause (Mệnh Đề Danh Ngữ)
1. Định nghĩa mệnh đề danh ngữ
- Mệnh đề danh ngữ là một mệnh đề phụ đóng vai trò như một danh từ trong câu. Trong câu, danh từ có thể làm nhiệm vụ gì thì mệnh đề danh ngữ cũng có thể làm nhiệm vụ đó.
- Mệnh đề danh ngữ không thể tách khỏi mệnh đề chính để đứng độc lập như một câu-
2. Đặc điểm của mệnh đề danh ngữ
Mệnh đề danh ngữ thường bắt đầu bằng:
- that: là, sự thật là
- các từ để hỏi lấy thông tin (Wh-words): what (ever), when (ever), where (ever), who (ever), why, how, whose, whom (ever)…
- whether, if: liệu có hay không
Hình thức của mệnh đề danh ngữ: Wh-words/that/whether/if + S + V hoặc Wh-words/that/whether/if + V
+ Lưu ý:
· Khi dùng “whether” ta có thể thêm “or not”.
Ví dụ:
I don’t know whether she knows me or not.
= I don’t know whether she knows me.
(Tôi không biết liệu cô ta có biết tôi hay không.)
3. Chức năng của mệnh đề danh ngữ
3.1. Làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ:
- That he loves her makes me sad. (Việc anh ấy yêu cô ta làm tôi buồn.)
- What you did is well-done. (Những gì bạn đã làm rất tốt.)
- Where she lives is a secret. (Nơi cô ấy ở là một bí mật.)
3.2. Làm tân ngữ của động từ
Ví dụ:
- He knows what he should do to improve his language. (Anh ấy biết anh ấy nên làm gì để cải thiện ngôn ngữ của mình.)Ví dụ:
- Could you tell me where I can buy a bag? (Anh có thể cho tôi biết tôi có thể mua 1 cái túi ở đâu không?)
3.3. Làm tân ngữ cho giới từ
Ví dụ:
- I’m interested in what my teacher is speaking. (Tôi hứng thú với những gì cô giáo tôi đang nói.)
- They are excited about how I can cook that dish in just 30 minutes. (Họ rất hào hứng về cách mà tôi có thể nấu món ăn đó chỉ trong 30 phút.)
3.4. Bổ ngữ cho chủ ngữ
Ví dụ:
- The topic is what we should do to protect the environment. (Chủ đề là chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường.)
- What makes me happy is that you pass your exam. (Điều làm mẹ vui là con đã vượt qua kì thi.)
3.5. Bổ ngữ cho tính từ
Ví dụ:
She is sad that she cannot speak English. (Cô ấy buồn rằng cô ấy không nói được Tiếng Anh.)
4. Rút gọn mệnh đề danh ngữ
4.1. Rút gọn dùng ‘to-V’
Mệnh đề danh ngữ có thể rút gọn trong trường hợp nó là mệnh đề làm tân ngữ trong câu và mệnh đề chính và mệnh đề danh ngữ phải có chung chủ ngữ.
Khi đó mệnh đề danh ngữ được rút gọn thành:
Wh-words/That/If/Whether + to V |
Ví dụ:
- She doesn’t know whether she will continue or stop.
= She doesn’t know whether to continue or stop.
(Cô ấy không biết liệu cô ấy nên tiếp tục hay dừng lại.)
- Could you tell me when I should come back here?
= Could you tell me when to come back here?
(Bạn có thể cho tôi biết khi nào tôi nên quay lại đây không?)
4.2. Rút gọn dùng ‘V-ing’ (chỉ áp dụng được với các động từ V1 được theo sau bởi V-ing)
Mệnh đề danh ngữ thường bắt đầu bởi ‘that’. Khi đó mệnh đề danh ngữ được rút gọn thành:
S + V1 + V-ing |
Ví dụ:
Tom admitted that he had problems at school.
àTom admitted having problems at school.