Nói chuyện phiếm là kiểu nói chuyện về những vấn đề không quan trọng, mang tính đơn giản, không chuyên sâu hay phức tạp, làm cho cuộc trò chuyện thoải mái, tự nhiên và gần gũi hơn. Sau đây, chúng ta cùng học tiếng Anh giao tiếp qua cách nói chuyện phiếm với 7 chủ đề nhé.
=> 5 bước sử dụng tiếng Anh hiệu quả nhất trong đàm phán
=> 70 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp tại phòng trà
=> 5 tình huống bắt chuyện tiếng Anh bạn cần biết
Học tiếng Anh giao tiếp qua cách nói chuyện phiếm
1. Giới thiệu
Khi bạn gặp một nhóm bạn, bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình trước. Bạn có thể thêm một ít thông tin như nơi bạn gặp lần đầu tiên, những gì bạn đã làn cùng nhau.
Ví dụ:
- “Good morning! We always have coffee at the same time but we’ve never spoken before. My name is [Your Name].”
“Chào buổi sáng! Chúng ta luôn uống cà phê cùng lúc nhưng chưa bao giờ nói chuyện trước đó. Tên tôi là…. “
- “Hello, how are you today? My name is [Your Name]. I’m still learning English so please let me know if I make any mistakes.”
“Xin chào, hôm nay bạn thế nào? Tên tôi là…. Tôi vẫn còn đang học tiếng Anh nên nếu tôi nói sai hãy cho tôi biết nhé. “
- “Hi Angela. You might not remember me but we met at Tom’s Christmas party last year. I’m [Your Name].”
“Hi Angela, có thể bạn không nhớ tôi nhưng chúng ta gặp nhau tại bữa tiệc Giáng sinh của Tom năm ngoái. Tôi là….”
2. Chủ đề đang được quan tâm
Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những chủ đề đang được bàn tán hiện nay, sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi và thú vị hơn.
Ví dụ:
- “Did you watch the Oscars last week? I can’t believe Leonardo DiCaprio finally won one!”
“Bạn đã xem lễ trao giải Oscar tuần trước chưa? Tôi không thể tin rằng Leonardo DiCaprio cuối cùng giành được giải! “
- “This weather is crazy! It was cold yesterday and today I came in with an open jacket. I hope it stays warm, don’t you?”
“Thời tiết thật là điên rồ! Ngày hôm qua thật lạnh và hôm nay tôi đem theo một cái áo khoác hở. Tôi hy vọng ở đây ấm áp tí, đúng không?”
- “That basketball game yesterday had me glued to my seat. Wasn’t that a great save at the very end?”
“ Đó là trận bóng rổ hôm qua quá tuyệt. Cú cản phá ở phút cuối không phải rất tuyệt sao?
3. Một ngày làm việc
Nói về một ngày làm việc của mình cũng là một chủ đề quen thuộc và hay được sử dụng trong các cuộc trò chuyện.
Ví dụ:
- How was your day? / How has your day been so far?
Một ngày của bạn như thế nào? / Ngày của bạn trôi qua như thế nào?
- How have you been feeling today?
Hôm nay bạn cảm thấy thế nào?
- What have you been doing today?
Hôm nay bạn đã làm gì?
- Has anything exciting happened today?
Có gì thú vị xảy ra hôm nay không?
- What are you planning for after work?
Bạn có kế hoạch gì cho tuần sau không?
- Are you doing anything fun after work?
Bạn có trò gì vui sau giờ làm việc không?
Nếu người bạn của bạn có một ngày tồi tệ, bạn có thể động viên bằng những câu nói khích lệ.
- “Hey there. You look like you’re having a rough day”
“Này. Trông bạn như vừa trải qua một ngày căng thẳng.”
- “Good morning! I went camping on Saturday, and of course it rained all day. Was your weekend any better?”
“Chào buổi sáng! Tôi đã đi cắm trại vào ngày thứ Bảy, và tất nhiên trời mưa cả ngày. Cuối tuần của anh thế nào, có khá khẩm hơn tôi không? “
- “The day is almost over! Do you have any interesting plans for the evening?”
“Gần hết ngày rồi đấy! Anh có kế hoạch gì thú vị cho tối nay không?”
4. Nơi làm việc
Ở nơi làm việc, bạn nên trò chuyện về công việc, bữa tiệc hay buổi họp sắp tới.
Ví dụ:
- “Hi Tom. How are things going over at the IT department today?”
“Chào Tom. Công việc bên phòng công nghệ thông tin ngày hôm nay như thế nào?”
- “Good morning. I’m really looking forward to the party after work today. I hear Pam brought her famous carrot cake!”
“Chào buổi sáng. Tôi thực sự mong đợi một buổi tiệc sau giờ làm hôm nay. Tôi nghe Pam mang bánh cà rốt nổi tiếng của cô ấy! “
- “What a busy day. This is the first time I’ve gotten up from my seat all day! Are you busy too?”
“Thật là một ngày bận rộn. Đây mới là lần đầu tiên tôi phải rời khỏi chỗ ngồi cả ngày! Bạn cũng bận rôn lắm phải không? “
5. Quan sát
Bạn cũng có thể quan sát xung quanh và nói về những gì bạn nhìn thấy, cảm nhận được. Hoặc cũng có thể khen ngợi người bạn của bạn.
Ví dụ:
- “I love your shoes today, they really pull your outfit together.”
“Tôi thích đôi giày bạn mang hôm nay, nó thực sự tông suyệt tông với bộ trang phục.”
- “Did you see? They finally fixed the light in the break room. It’s been broken for almost a month!”
“Thấy không? Cuối cùng họ đã sửa đèn trong phòng rồi. Nó bị hỏng gần một tháng nay!”
- “Hey Pam, your cookies last night were delicious! Thank you for making them for the party.”
“Hey Pam, bánh quy của bạn đêm qua rất là ngon! Cảm ơn bạn đã làm bánh cho bữa tiệc”.
6. Sở thích chung
Khi trò chuyện, chủ đề về sở thích cũng rất thú vị, đặc biệt là có cùng sở thích với nhau.
Ví dụ:
- “My cousin mentioned you last night. I didn’t know you knew her! Where did you meet?”
“Anh/ em họ của tôi đã nói về bạn tối qua. Tôi không biết bạn biết cô ấy! Hai người đã gặp nhau ở đâu vậy?”
- “I noticed your hat has a Yankees logo. Are you a fan of baseball too?”
“Tôi thấy chiếc mũ của bạn có logo đội Yankees. Bạn là fan hâm mộ bóng chày phải không?
- “I tried baking cookies like yours last night and they came out terrible. How do you make them so good?”
“Tôi đã cố gắng làm bánh quy giống chị tối qua và nó thật khủng khiếp. Chị làm kiểu gì ngon vậy?
7. Câu hỏi
Một cách tốt để bắt đầu một cuộc tò chuyện là cho một nhận xét, sau đó đặt một câu hỏi, ví dụ: “Cái áo đẹp quá ha, cậu thấy sao?”. Khi đặt câu hỏi, hãy vừa nói vừa lắng nghe, đừng đặt những câu hỏi quá cá nhân và nhớ luôn mở đầu theo hướng tích cực.
Ví dụ:
- “Hey, I heard you were thinking of adopting a new dog. Did you find one?”
“Này, tôi nghe nói bạn đã nghĩ đến việc nuôi một con chó mới. Bạn đã tìm thấy con nào chưa?’’
- “I’ve been meaning to ask you this for a while: how long have you been working here?”
“Tôi tính hỏi bạn câu này lâu rồi: bạn làm việc ở đây lâu chưa?”
- “Your hair always looks great. What hair products do you use?”
“Tóc của bạn lúc nào trông cũng tuyệt, bạn dùng sản phẩm gì vậy?”
Hãy lưu lại bài viết này và học kĩ nhé. Đây là một cách học tiếng Anh giao tiếp hữu hiệu, gidup bạn nói tiếng Anh tự nhiên như người bản xứ. Chúc bạn học tiếng Anh thành công!
Bài viết cùng chuyên mục
- Bài học tiếng Anh giao tiếp Lesson 2: What’s your name? 25/09
- Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp bán hàng cần biết 11/09
- Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp chủ đề mời bạn đi chơi 09/09
- Hỏi và trả lời về sở thích bằng tiếng Anh 08/09
- Cách giao tiếp tiếng Anh với sếp Tây 05/09
- Một số mẫu hội thoại làm việc với cấp trên bằng tiếng Anh 05/09
- Những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp với đồng nghiệp 01/09
- Học tiếng Anh giao tiếp qua lesson 1 Nice to meet you 22/08
- 60 câu nói tiếng Anh khích lệ người khác hay nhất (phần 3) 09/08
- Những câu nói tiếng Anh giao tiếp thể hiện tâm trạng buồn 04/08