Tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành bất động sản thông dụng nhất

Tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành bất động sản thông dụng nhất

Chuyên mục: Cách học tiếng Anh giao tiếp | 19/05/2017

Tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành bất động sản thông dụng nhất sẽ giúp các bạn học tiếng Anh chuyên ngành bất động sản đơn giản hơn và tự tin giao tiếp trong công việc

Dưới đây là tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành bất động sản thông dụng nhất bao gồm các mẫu câu thường dùng và một số lưu ý khi giao tiếp. Cùng tìm hiểu nhé.

=> 70 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp tại phòng trà

=> Những mẫu câu tiếng Anh làm quen thú vị nhất

=> Bí quyết rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả nhất

Tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành bất động sản thông dụng nhất

1. Những câu hỏi thường gặp trong tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành bất động sản

- What kind of accommodation are you looking for?: anh/chị đang tìm loại nhà như thế nào?

- I'm looking for …: tôi đang tìm…

+ a flat: một căn hộ

+ an apartment: một căn hộ

+ a semi-detached house: một ngôi nhà có chung tường một bên với nhà khác

+ a detached house: một ngôi nhà không chung tường với nhà nào cả

+ a terraced house: một ngôi nhà trong một dãy

+ a cottage một ngôi: nhà ở nông thôn

+ a bungalow: một ngôi nhà gỗ một tầng

- I only need a …: tôi cần một …

+ one-bedroomed flat: căn hộ một phòng ngủ

+ studio flat: một căn hộ nhỏ chỉ có một phòng

- Are you looking to buy or to rent?: anh/chị đang tìm mua hay thuê nhà?

- Which area are you thinking of?: anh/chị muốn chọn khu vực nào?

- Something not too far from the city centre: nơi nào đó không quá xa trung tâm

- How much are you prepared to pay?: anh/chị có thể trả được mức bao nhiêu?

- What's your budget?: anh/chị có khả năng tài chính bao nhiêu?

- What price range are you thinking of?: anh/chị muốn giá trong khoảng bao nhiêu?

- How many bedrooms do you want?: anh/chị muốn nhà có bao nhiêu phòng ngủ?

- It's got two bedrooms, a kitchen, a living room, and a bathroom: nhà này có hai phòng ngủ, một phòng bếp, một phòng khách, và một phòng tắm

- Are you looking for furnished or unfurnished accommodation?: anh/chị muốn tìm chỗ ở có đồ đạc hay không có đồ đạc trong nhà?

- Do you want a modern or an old property?: anh/chị muốn mua nhà kiểu hiện hay hay kiểu cổ?

- Do you want a …?: anh/chị có muốn nhà có … không?

+ garden: vườn

+ garage: ga ra

+ parking space: khu đỗ xe

- Are you going to need a mortgage?: anh/chị có cần vay thế chấp không?

- Have you got a property to sell?: anh/chị có nhà đất muốn bán không?

- Are you a cash buyer?: anh/chị sẽ trả bằng tiền mặt à?

- Do you want us to put you on our mailing list?: anh/chị có muốn có tên trong danh sách chúng tôi gửi thư khi nào có thông tin gì không?

2. Khi muốn hỏi về thông tin nhà đất trong tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành bất động sản

- How much is the rent?: giá thuê bao nhiêu?

- What's the asking price?: giá đưa ra là bao nhiêu?

- Is the price negotiable?: giá này có thương lượng được không?

- Are they willing to negotiate?: họ có sẵn lòng thương lượng giá không?

- How long has it been on the market?: nhà này được rao bán bao lâu rồi?

- Is there a… school nearby?: có trường … nào gần nhà không?

- Are there any local shops?: quanh nhà có cửa hàng nào không?

3. Những sai lầm khi giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành bất động sản

- Sử dụng từ lộn xộn: Hiện nay do nhiều bạn chưa biết cách phân biệt từ nên sử dụng từ không đúng cách.

Ví dụ như: "rent" và 'lease". Hầu như ai cũng biết nghĩa của 2 từ này nhưng vẫn một số bạn chưa biết phân biệt khi nào dùng các từ này. Tại sao chúng ta hay gặp câu "Apartment for rent" và "Office space for lease"? Theo quy tắc chữ "lease" dùng cho thuê dài hạn và "rent" dùng cho ngắn hạn. Vì thế các bạn cần nắm vững quy tắc sử dụng từ.

- Nói quá nhanh: Nói nhanh khiến bạn gặp các lỗi về phát âm, văn phạm khiến người nghe không hiểu được bạn đang nói gì. Thậm chí nói nhanh còn khiến bạn sử dụng sai ngữ pháp, từ vựng. Do đó, hãy điều chỉnh tốc độ nói chậm lại, có thể sai một chút nhưng người nghe vẫn hiểu bạn nói gì và họ sẽ giúp bạn chỉnh sửa.

- Nói theo cách của người Việt

Tiếng Việt và tiếng Việt hoàn toàn khác nhau, vì thế không thể sử dụng lối văn của Việt Nam vào tiếng Anh được.

Ví dụ: Các bạn thường nói "I was happy to have you in our showroom", hãy thay bằng "It was great to have you in our showroom". Vì trong tiếng Anh chuyên ngành người ta thường tránh dùng chủ ngữ I, We, You...mà người ta dùng "It is..." hoặc "There is..." hoặc câu thể thụ động (passive voice). Như thế câu nói trở nên chuyên nghiệp hơn.

- Thiếu tự tin trong giao tiếp: Đây là lỗi thường gặp với những người chưa thành thạo tiếng Anh giao tiếp. Cách tố nhất là bạn nên tạo những môi trường để luyện tập trước cho thành thạo như có thể nói chuyện với đồng nghiệp hoặc một người nào đó giỏi tiếng Anh, nhất là tiếng Anh chuyên ngành bất động sản. Khi đã luyện tập giao tiếp nhiều tiếng Anh trở thành thói quen của bạn, lúc đó hãy thực hành thật nhiều với khách hàng nước ngoài. Khi giao tiếp phải giữ bình tĩnh. Trong trường hợp gặp những tính huống khó xử hãy cố gắng giải thích cho khách hàng hiểu một cách khéo léo. Bên cạnh đó bạn cũng nên biết cách uyển chuyển để diễn đạt một vấn đề nào đó theo nhiều cách hiểu khác nhau giúp người tiếp cận thông tin dễ dàng hơn.

Muốn giỏi tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành bất động sản, bạn phải thực hành giao tiếp thật nhiều, tiếng Anh sẽ thấm nhuần trong đầu bạn và bạn sẽ không còn ngần ngại khi nói tiếng Anh nữa. Tham khảo cách học tiếng Anh giao tiếp để việc học tiếng Anh trở nên hiệu quả nhất nhé.

Từ khóa Tags |