• Ngữ pháp Tiếng Anh

Bài 15: Động từ khuyết thiếu

Modal Verbs

(Động Từ Khuyết Thiếu)

 

1. Định nghĩa động từ khuyết thiếu

Động từ khuyết thiếu là những động từ đặc biệt. Chúng được gọi là ‘khuyết thiếu’ vì chúng không có đầy đủ tất cả các biến thể ở các thì và bản thân chúng không thể đi cùng với chủ ngữ để tạo nên một câu hoàn chỉnh. Chúng luôn đi cùng một động từ chính để bổ sung thông tin về mặt chức năng cho động từ chính trong câu.

2. Đặc điểm động từ khuyết thiếu

- Động từ khuyết thiếu luôn được theo sau bởi một động từ nguyên thể không ‘to’

VD:     I can swim. (Tôi có thể bơi.)

I can to swim.

 

- Không có ‘s’ ở ngôi thứ 3 số ít như các động từ thường khác

VD:     He can speak French. (Anh ấy có thể nói Tiếng Pháp.)

He cans speak French.

 

- Chỉ được dùng ở hai thì là thì hiện tại và quá khứ

VD:     Tom can play the guitar. (Tom có thể chơi ghi ta.)

            Tom could play the guitar at the age of 10. (Tom có thể đánh đàn ghi ta khi mới 10 tuổi.)

 

- Thêm ‘not’ ngay sau động từ khuyết thiếu để hình thành thể phủ định.

VD:     Susan cannot/can’t drive. (Susan không thể lái xe.)

3. Các động từ khuyết thiếu hay gặp

3.1. Can & Could: có thể

Lưu ý: Dạng phủ định của ‘can’‘cannot’ viết liền, hoặc viết tắt ‘can’t’, không viết ‘can not’

Can

Could

- Diễn tả một khả năng ở hiện tại

Ví dụ:

I can speak a little Chinese. (Tôi có thể nói một chút Tiếng Trung.)

 

- Dùng như một câu hỏi để xin phép, đề nghị, yêu cầu ai đó làm gì

 

Ví dụ:

- Can I turn on the television? (Tôi có thể bật ti vi không?)

 

- ‘Be able to’ có thể dùng thay thế cho ‘can’ với nghĩa ‘có thể’.

+ ‘can’ chỉ được dùng ở hiện tại

+ ‘be able to’ có thể dùng ở tất cả các thì.

 

Ví dụ:

- I can/am able to swim. (Tôi biết bơi.)

- I haven’t been able to sleep recently.

(Gần đây tôi không thể ngủ được.)

- A hundred year from now people will be able to visit Mars. (Một trăm năm nữa con người có thể thăm sao Hỏa.)

 

 

 

- Diễn tả một khả năng ở quá khứ

Ví dụ:

He could swim when he was five. (Anh ta có thể bơi khi anh ta mới 5 tuổi.)

 

- Diễn tả sự xin phép, đề nghị, yêu cầu nhưng nó mang tính lịch sự hơn so với ‘Can’

Ví dụ:

- Could I borrow your pen? (Tôi có thể mượn bút của bạn không?)

 

- ‘Be able to’ có thể dùng thay thế cho ‘could’ để chỉ khả năng trong quá khứ

+ ‘could’ được dùng để chỉ khả năng nói chung

+ ‘Was/were able to’ được dùng để chỉ khả năng của một người nào đó trong một tình huống cụ thể

 

Ví dụ:

They didn’t want to come with us at first but in the end we were able to persuade them. (Lúc đầu họ không muốn đến với chúng tôi, nhưng cuối cùng chúng tôi đã có thể thuyết phục được họ.)

Ngoài ra, ‘could’ còn được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Diễn tả một khả năng ở tương lai

Ví dụ:

It could rain tomorrow. (Trời có thể sẽ mưa vào ngày mai.)

- Diễn tả sự gợi ý

Ví dụ:

You could spend your vacation in Hawaii. (Bạn có thể đi nghỉ ở Hawaii.)

3.2. May & Might: có thể, có lẽ

May

Might

- Diễn tả sự xin phép thỉnh cầu

 

Ví dụ:

- May I take this book? (Tôi có thể lấy cuốn sách này không?)

 

- Diễn tả một khả năng có thể xảy ra

 

Ví dụ:

It may rain tonight.(Tối nay trời có thể mưa.)

 

 

- Diễn tả sự xin phép thỉnh cầu (mang tính lịch sự hơn ‘may’)

Ví dụ:

Might I use your phone? (Tôi có thể sử dụng điện thoại của bạn được không?)

 

- Diễn tả một khả năng có thể xảy ra (ít có khả năng xảy ra hơn so với ‘May’)

Ví dụ:

Where is John? - I don’t know. He might go out with his friends. (John ở đâu rồi? - Tôi không biết, cậu ấy có thể đi chơi với bạn cậu ấy rồi.)

3.3. Will & Would: sẽ

* Will: tham khảo các cách sử dụng của ‘will’ tại bài 9 (Future Simple – Tương lai đơn) tại đây

* Would được dùng trong cách trường hợp sau:

+  ‘Would’ là dạng quá khứ của ‘will’ với nghĩa ‘sẽ’ trong lối nói gián tiếp

Ví dụ:

She said she would phone me on Sunday. (Cô ấy nói rằng cô ấy sẽ gọi cho tôi vào chủ nhật.)

 

- Diễn tả lời yêu cầu, đề nghị mang tính lịch sự

Ví dụ:

Would you pay me in cash, please? = Would you please pay me in cash? (Vui lòng thanh toán bằng tiền mặt.)

 

- ‘Would you like/love/prefer + V-infi…?’ diễn tả một lời mời mang tính lịch sự hơn ‘Will’

Ví dụ:

Would you like/love/prefer to drink a cup of tea? (Bạn có muốn uống một tách trà không?)

 

- ‘Would like/love/prefer + V-infi’ được dùng để diễn đạt mong muốn một cách lịch sự (lịch sự hơn ‘want’). ‘Would’ thường được viết tắt thành ’d

Ví dụ:

I’d like to try this pair of shoes. (Tôi muốn thử đôi giày này.)

 

- ‘Would you mind + V-ing?’ diễn tả một yêu cầu hoặc đề nghị một cách lịch sự

Ví dụ:

Would you mind closing the door? (Bạn có thể đóng cửa vào được không?)

 

- Diễn tả điều mong đợi hay dự đoán về tình huống có thể xảy ra

Ví dụ:

The show would be great. (Chương trình sẽ tuyệt lắm đây.)

3.4. Must/ Have to: phải

Must

Have to

- Diễn tả sự bắt buộc đến từ phía người nói (thể hiện cảm xúc và mong ước của người nói)

 

Ví dụ:

I must phone her. I haven’t phoned her for ages. (Tôi phải gọi cô ấy.Đã lâu rồi tôi không gọi cho cô ấy.)

 

 

Tuy nhiên, ‘must’ chỉ dùng được ở hiện tại và tương lai

 

- Diễn tả sự bắt buộc do tình thế hoặc sự kiện bên ngoài (như nội quy, quy định, mệnh lệnh của ai….)

 

Ví dụ:

You have to pass the exam or the university will not accept you. (Bạn phải vượt qua kì thì không thì nhà trường sẽ không chấp nhận bạn.)

 

‘Have to’ được dùng ở tất cả các thì

 

Ngoài ra, ‘Must’ còn được dùng trong các trường hợp sau:

- Dùng cho các chỉ dẫn, quy tắc, luật lệ

Ví dụ:

Applications for the job must be received by 20 November. (Tất cả các đơn xin việc phải được nhận trước ngày 20/11.)

- Diễn tả một suy luận hợp lý và chắc chắn

Ví dụ:

He must be very tired after such enormous work. (Anh ấy chắc hẳn là rất mệt sau nhiều công việc như vậy.)

- Must not/mustn’t: diễn tả một sự cấm đoán

Ví dụ: You must not walk on the grass. (Bạn không được phép dẫm lên cỏ.)

* Lưu ý: Nếu muốn diễn đạt sự không cần thiết, ta dùng ‘don’t have to’

3.5. Shall: sẽ

- Dùng trong câu hỏi xin ý kiến hoặc lời khuyên

Ví dụ:

Where shall we go now? (Giờ chúng ta sẽ đi đâu?)

- Diễn tả sự gợi ý với ‘Shall we…?’

Ví dụ:

Shall we go to the cinema? (Chúng ta đi xem phim nhé.)

- Diễn tả lời đề nghị với ‘Shall I…?’

Ví dụ:

Shall I help you with this box? (Tôi giúp bạn với cái hộp này nhé?)

3.6. Should: nên

- Diễn tả một lời khuyên, một việc tốt nên làm

Ví dụ:

You should study hard. (Con phải học hành chăm chỉ.)

You shouldn’t stay up late. (Con không nên thức muộn.)

- Dùng để hỏi hoặc nêu ý kiến về một việc gì đó thường đi kèm với ‘I think/I don’t think/Do you think?’

Ví dụ:

I think you should not do that. (Tôi nghĩ bạn không nên làm điều đó.)

- Diễn tả một điều gì đó không đúng hoặc không như mong đợi

Ví dụ:

The price on this packet is wrong. It says 65 pence but it should be 50.(Giá ghi trên gói hàng này sai rồi.Nó ghi là 65 xu nhưng nó chỉ nên là 50 xu thôi.)

- Diễn tả một suy đoán hoặc kết luận việc gì đó có thể xảy ra

Ví dụ:

She’s been studying very hard, so she should pass her examination. (Cô ấy đã học hành rất chăm chỉ, vì vậy cô ấy có thể sẽ thi đậu thôi.)

3.7. Ought to (được dùng như ‘should’): nên (Dạng phủ định: ought not to)

- Diễn tả một lời khuyên, một việc tốt nên làm

Ví dụ:

You ought to revise your lesson. (Bạn nên ôn lại bài học đi.)

- Dùng để hỏi hoặc nêu ý kiến về một việc gì đó thường đi kèm với ‘I think/I don’t think/Do you think?’

Ví dụ:

It’s a serious problem. How ought we to deal with it? (Đó là một vấn đền nghiêm trọng.Chúng ta nên làm như thế nào để giải quyết nó?)

- Diễn tả một điều gì đó không đúng hoặc không như mong đợi

Ví dụ: He said that this cat is hers but it ought to be theirs. (Anh ấy nói con mèo là của cô ấy nhưng nó là của họ.)

- Diễn tả một việc rất có khả năng xảy ra

Ví dụ:

If she left home at 8 a.m, she ought to be here by now. (Nếu cô ấy rời nhà lúc 8h, thì bây giờ có ấy nên phải ở đây rồi.)

3.8. Had better (’d better): Nên (Dạng phủ định: had better not)

- Diễn tả lời khuyên trong những trường hợp cụ thể

Ví dụ:

It’s late. You’d better go. (Muộn rồi đấy. Bạn nên đi đi.)

* Lưu ý: ‘had better’ có ý nghĩa tương tự như ‘should’‘ought to’ với nghĩa là ‘nên’ khi đưa ra lời khuyên. Tuy nhiên, chúng cũng không hoàn toàn giống nhau:

+ ‘should’‘ought to’ được dùng cho tất cả các tình huống khi đưa ra lời khuyên chung chung

+ ‘had better’ chỉ được dùng cho tình huống cụ thể và có ý nghĩa mạnh hơn ‘should’ và ‘ought to’ (người nói nhận thấy hành động là rất cần thiết và mong muốn hành động sẽ được thực hiện)

Ví dụ:

The film starts at 8:30. You’d better go now or you’ll be late. (Bộ phim bắt đầu lúc 8:30. Bạn nên đi bây giờ nếu không thì bạn sẽ bị muộn.)

3.9. Need: cần

 ‘Need’ vừa là động từ thường vừa là động từ khuyết thiếu

* ‘Need’ là động từ thường, được dùng như các động từ thường khác:

Need + to V/Noun

Ví dụ:

- She needs some help now. (Bây giờ cô ấy cần sự giúp đỡ.)

- I need to complete this report soon. (Tôi cần hoàn thành bản báo cáo này sớm.)

- You don’t need to hurry. We still have enough time. (Bạn không cần vội đâu. Chúng ta vẫn còn đủ thời gian.)

- Do I need to report to Mr. Brown? (Tôi có cần báo cáo với ông Brown không?)

 

* ‘Need’ là động từ khuyết thiếu, không thêm ‘s’ khi đi với chủ ngữ ngôi 3 số ít, thường dùng trong câu phủ định và câu hỏi.

 

Câu khẳng định

S + need + V-infi

Câu phủ định

S + needn’t + V-infi

Câu nghi vấn

Need + S + V-infi?

 

Ví dụ:

- That shirt isn’t dirty. You needn’t wash it.

(Cái áo sơ mi đó không bẩn đâu. Cậu không cần giặt đâu nhé.)

- Need I fill in this form? (Tôi có cần điền vào mẫu này không?)

 

 

Ghi chú về bài học
Xuất ghi chú
Bình luận của bạn
Đồng bộ hóa bình luận của bạn lên Bật Tắt
Gửi bình luận